Là chuyên ngành khoa học nghiên cứu về khí hậu, thời tiết nhằm theo dõi và dự báo khí hậu, thời tiết. Những biểu hiện thời tiết là những sự kiện quan sát và giải thích được bằng khí tượng học. Những biểu hiện của thời tiết phụ thuộc vào các tham số khí quyển, Trái đất như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm cũng như sự biến thiên và tác động tương hỗ của các tham số này và những biến đổi theo thời gian, không gian của chúng. Phần lớn các quan sát về thời tiết được theo dõi ở tầng đối lưu. Bên cạnh đó Thủy văn học nghiên cứu về sự vận động, phân phối, và chất lượng của nước trên Trái Đất, nó đề cập đến cả vòng tuần hoàn nước và các nguồn nước. Những người nghiên cứu về thủy văn học được gọi là nhà thủy văn học, họ làm việc trong cả lĩnh vực khoa học Trái Đất hay khoa học môi trường, địa lý tự nhiên hay kỹ thuật xây dựng và kỹ thuật môi trường.
Các lĩnh vực của khí tượng thủy văn học bao gồm:
- Khí tượng - thủy văn
- Thủy văn nước mặt
- Địa chất thủy văn
- Quản lý lưu vực sông và chất lượng nước những nơi mà nước đóng vai trò chủ đạo.
Hải dương học
Là tập hợp các môn khoa học nghiên cứu những khía cạnh tự nhiên của Đại Dương thế giới như: vật lý biển, hoá học biển, sinh vật biển, địa chất biển. Hải dương học nghiên cứu tính chất vật lý và hoá học của môi trường nước, xác định quy luật của những quá trình, hiện tượng vật lý, hoá học của Đại dương thế giới trong mối tương tác của nó với khí quyển, lục địa và đáy đại dương... Hải dương học hiện đại được coi như một khoa học thống nhất về lớp thuỷ văn - khí quyển của Trái Đất - Đại dương thế giới.
*Kiến thức
- Kiến thức chuyên ngành khoa học nghiên cứu về khí hậu.
- Kiến thức về ngoại ngữ và tin học
*Kỹ năng
- Kỹ năng làm việc nhóm và độc lập cá nhân
- Kỹ năng giao tiếp tốt
*Khả năng
- Nhận thức được tầm quan trọng trong công tác dự báo thời tiết.
- Có khả năng tổng hợp, phân tích, thống kê thông tin và viết báo cáo.
- Kiên trì, cẩn thận.
- Có sức khỏe và tinh thần dẻo dai để không ngại đến những nơi xa xôi, không ngại thời tiết khó khăn...
Thái độ
- Say mê nghiên cứu khoa học tự nhiên.
- Yêu thiên nhiên, môi trường.
Địa chỉ đào tạo:
Các cơ sở đào tạo ngành Khí tượng thủy văn như:
Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.
ĐH Khoa học tự nhiên thuộc ĐHQG Hà Nội và TPHCM
Đại học Thủy lợi
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp:
Làm việc trong lĩnh vực này đòi hỏi bạn chấp nhận làm việc trong môi trường đặc thù, có thể phải chấp nhận phải làm việc tại nhiều nơi nhưng bạn sẽ có cơ hội tiếp xúc với môi trường tự nhiên và công nghệ kỹ thuật hiện đại. Ngoài ra bạn sẽ được làm việc trong môi trường làm việc năng động ....
Sau khi ra trường bạn có thể làm việc tại :
+ Các Viện, Trung tâm: Viện khí tượng Thuỷ văn, Viện Hải dương học, Viện địa chất, Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn QG…
+ Tổng cục khí tượng thuỷ văn, Tổng cục khoa học kỹ thuật và Công nghệ thuộc Bộ công an.
+ Các phòng chức năng: Quản lý môi trường, Quản lý tài nguyên nước, Quản lý đo đạc bản đồ… tại các Sở tài nguyên môi trường… ở các tỉnh, thành phố trên cả nước.
+ Các công ty thuộc lĩnh vực hàng không, hàng hải, đường thuỷ như: Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển đông…
+ Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp có đào tạo về ngành Hải dương học và khí tượng thuỷ văn.
Mức nhu nhập trung bình
Mức lương được xếp theo quy định của nhà nước.
Ngoài ra còn được hưởng các trợ cấp theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung, nếu có.
Đăng nhận xét